Kỹ thuật sử dụng bức xạ Chụp ảnh từ

Nhóm kỹ thuật này có thể bao gồm phương pháp sử dụng các bức xạ synchrotron hay tia X để kích thích việc tạo ảnh, hoặc dựa trên nhiễu xạ neutron để tính toán cấu trúc từ.

XMCD-PEEM

Là phương pháp tạo ảnh cấu trúc từ bằng cách sử dụng nguồn tia X phân cực để kích thích mẫu [8] (X-ray magnetic circular dichroism), tạo ra các điện tử phát xạ phân cực spin trong thiết bị kính hiển vi phát xạ điện tử qua đó chụp ra bức ảnh sự phân bố về cảm ứng từ trong mẫu. Phương pháp này có ưu điểm là tốc độ chụp nhanh, cho 3 thành phần từ độ và không đòi hỏi mẫu mỏng như kính hiển vi điện tử truyền qua cho dù độ phân giải và tương phản không đạt tốt như các phương pháp sử dụng chùm điện tử.

Nhiễu xạ neutron

Nhiễu xạ neutron tương tự như nhiễu xạ tia X, sử dụng chùm neutron tán xạ trên mẫu. Do neutron có mômen từ, nó sẽ bị nhiễu xạ bởi các phân mạng từ trong mẫu, do đó từ phổ nhiễu xạ neutron có thể xác định ra cấu trúc từ và sự đóng góp của các phân mạng từ vào từ tính của mẫu. Kỹ thuật này đôi khi hơi khác so với các phép chụp ảnh từ khác nhưng có thể xếp chung một nhóm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chụp ảnh từ http://www.nanoscience.de/group_r/education/SP-STM... http://www.nanoscience.de/group_r/stm-spstm/ http://www.spmlab.science.ru.nl/eng/uitleg/variant... http://link.aip.org/link/?APPLAB/83/1797/1 http://link.aip.org/link/?JAPIAU/30/789/2 http://link.aip.org/link/?RSINAK/61/2501/1 http://prola.aps.org/abstract/PR/v38/i10/p1903_1 http://dx.doi.org/10.1016/0304-8853(91)90315-2 http://dx.doi.org/10.1016/j.ultramic.2005.12.001 http://dx.doi.org/10.1088/0034-4885/66/4/203